Seedlink tuyển sinh hè 2014
Tin tiêu điểm

Phục hồi “bản lĩnh” phái mạnh: Dục tốc bất đạt

Bước qua tuổi 40, theo quy luật tự nhiên, các cơ quan lục phủ ngũ tạng của nam giới bị suy giảm chức năng và lão hóa. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm và áp lực cuộc sống khiến họ bị suy giảm về sinh lực, luôn mệt mỏi, khó tập trung và mất dần phong độ. Đồng thời, nồng độ nội tiết tố nam testosterone bắt đầu suy giảm rõ rệt ở thời kỳ này, dẫn đến suy giảm sinh lý.

Những khó khăn trong chẩn đoán và điều trị

Chấn thương cột sống là tình trạng cột sống hoặc tủy sống bị thương tổn do chấn thương gây ra. Các tai nạn có thể gây ra chấn thương cột sống gồm có tai nạn lao động, tại nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, tai nạn thể thao và ẩu đả.
   
Các kiểu chấn thương bao gồm té cao, vật từ trên cao rớt trúng người, cơ thể di động đập vào một vật đứng yên hoặc một vật di động đập vào cơ thể. Trong các kiểu chấn thương còn bao gồm cả tư thế cột sống của người bệnh khi chấn thương cúi hay ngửa… Tất cả những điều đó tạo nên các cơ chế chấn thương khác nhau và các loại thương tổn khác nhau.

Vì các thương tổn của cột sống do chấn thương gây ra thường hay có ở những chỗ chuyển tiếp giữa các phần bất động và di động của cột sống nên những vùng hay bị nhất là vùng bản lề gồm có:

Vùng cổ - sọ, được gọi là cột sống cổ cao, từ xương chẩm đến hết đốt sống cổ 2.

Vùng cổ thấp (do vùng trên của cột sống ngực được cố định chắc chắn bằng hệ thống xương sườn, xương đòn, xương bả vai nên toàn bộ các thương tổn bị đẩy lên phía trên), từ đốt sống cổ 3 đến đốt sống ngực 1.

Vùng lưng - thắt lưng, từ đốt sống ngực 11 đến hết đốt sống thắt lưng 2.

Thông thường người ta vẫn chia chấn thương cột sống thành 3 nhóm chính tùy theo vị trí gồm có chấn thương cột sống cổ (thương tổn xảy ra từ đốt sống cổ 1 đến đốt sống cổ 7), chấn thương cột sống ngực (hoặc cột sống lưng, thương tổn xảy ra từ đốt sống ngực 1 đến đốt sống ngực 12), chấn thương cột sống thắt lưng (thương tổn xảy ra từ đốt sống thắt lưng 1 đến đốt sống thắt lưng 5).

Các trường hợp chấn thương cột sống gây nên các thương tổn cho các cấu trúc của cột sống hoặc xung quanh cột sống, xương có thể bị gãy, dây chằng có thể bị đứt, đĩa đệm có thể bị vỡ, cơ có thể bị dập gây chảy máu… Các thương tổn này thường gây ra tình tạng mất ổn định ở khu vực bị chấn thương, làm cho người bệnh đau khi cử động, các phản ứng hóa học xảy khi có một bộ phận nào đó bị đụng dập gây ra đau cả khi không cử động.

Trường hợp nặng hơn, các mảnh vỡ hoặc máu chảy ra chèn ép vào tủy và các dây thần kinh gây ra các thương tổn thần kinh có thể rất trầm trọng. Vì tủy thường trải dài từ đốt sống cổ 1 đến đoạn đầu của đốt sống thắt lưng 2 nên những vùng hay bị chấn thương nhất của cột sống đều có thể gây ra các thương tổn tủy sống. Khi tủy bị thương tổn, người bệnh có thể bị tê, mất cảm giác, yếu hoặc liệt, có thể bí tiểu, táo bón kéo dài.

Ngay lúc chấn thương, nếu tủy bị đụng dập sẽ có một vùng tủy bị thương tổn, vùng này được gọi là vùng thương tổn nguyên phát. Nếu không có biện pháp kịp thời giải quyết được các chèn ép và ngăn chặn các phản ứng hóa học, vùng xung quanh của thương tổn nguyên phát bị phù nề và dần dần bị hư hỏng vĩnh viễn luôn, vùng này được gọi là vùng thương tổn thứ phát.

Theo các nghiên cứu khoa học chuyên sâu về chấn thương tủy sống, trong đại đa số các trường hợp chấn thương vào tủy sống, vùng thương tổn nguyên phát thường rất nhỏ, chỉ có một số chức năng của tủy bị mất, trong khi đó vùng thương tổn thứ phát thường rất lớn. Làm ảnh hưởng đến hàng loạt chức năng. Việc tiến hành cứu chữa được nhắm vào vùng thương tổn thứ phát vì đại đa số các thương tổn nguyên phát đã không còn có thể hồi phục được.

Mặc dù thương tổn nguyên phát thường rất nhỏ nhưng đa số những người bệnh chấn thương cột sống có thương tổn tủy sống đều bị liệt ngay sau chấn thương. Đó là do tủy có một phản xạ gọi là sốc tủy. Khi tủy bị chấn thương, khu vực bị thương tổn và xung quanh nó ngưng hoạt động hoàn toàn, làm cho bệnh nhân bị liệt, mất cảm giác, bí tiểu… Hiện tượng sốc tủy kéo dài từ vài phút đến vài tiếng, vài ngày, vài tuần và thậm chí vài tháng, không ai biết tại sao lại có thời gian rất khác nhau giữa người này và người khác. Và như vậy thì sau một thời gian bị liệt, người bệnh phục hồi dần dần. Gia đình cám ơn các bác sĩ và vui mừng vì bệnh nhân đã tự phục vụ được cho bản thân tuy không thể trở về cuộc sống bình thường. Trong một số trường hợp, việc cám ơn đó là đúng nhưng trong nhiều trường hợp bác sĩ lẽ ra đã có thể làm tốt hơn, người bệnh có thể phục hồi được nhiều hơn và có thể được trở về với công việc bình thường. Ngoài ra hiện tượng phù tủy cũng làm mất chức năng tạm thời khu vực tủy bị phù, nếu sự “tạm thời” này kéo dài thì sẽ trở nên vĩnh viễn.

Có thể nói việc điều trị chấn thương tủy sống gặp một khó khăn cơ bản, đó là việc đánh giá kết quả. Không ai biết thương tổn nguyên phát lớn đến cỡ nào, như vậy thì không thể nói trước là người bệnh sẽ phục hồi đến mức độ nào, và ở mức độ mất chức năng cuối cùng thì người bệnh có bao nhiều phần là do thương tổn nguyên phát gây ra, bao nhiêu phần do thương tổn thứ phát gây ra. Chỉ có các nghiên cứu thật sâu với số lượng bệnh nhân rất lớn thì người ta mới thấy được là cần điều trị như thế nào để mang lại kết quả tốt nhấn cho người bệnh. Hoa kì là nước đi đầu trong những nghiên cứu này, một phần vì họ có tiền, một phần vì dân của họ đông (các nước Bắc Âu cũng nghiên cứu nhưng dân ít, số lượng bệnh nhân không nhiều). Các nghiên cứu đa trung tâm của Hoa kì cho thấy rằng nếu sơ cứu đúng cách, người bệnh bị chấn thương tủy sống được đưa đến bệnh viện sớm (trước 8 giờ sau khi chấn thương) và được các bác sĩ cứu chữa kịp thời, đúng cách thì tỉ lệ và mức độ bị thương tổn mất chức năng của tủy sống sẽ thấp hơn nhiều so với trong thực tế. Và sau khi thực hiện nghiêm túc các qui định của hiệp hội chấn thương cột sống Hoa kì, tỉ lệ các thương tổn vĩnh viễn đã giảm hẳn.

Ở nước ta, chúng ta không có tiền để làm các nghiên cứu lớn lao như vậy nhưng chúng ta có thể tận hưởng kết quả của những nghiên cứu đó một cách hoàn toàn miễn phí. Thế nhưng việc huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu gần như không có. Ngay cả khi bệnh nhân vào bệnh viện trước 8 giờ sau chấn thương cũng rất hiếm khi được điều trị đúng cách. Người viết bài này đã gặp rất, rất nhiều các khó khăn khi muốn đưa một loại thuốc để chống các phản ứng hóa học có thể làm tăng thể tích của vùng thương tổn thứ phát. Ngoài ra, tình trạng quá tải ở các bệnh viện cũng làm cho chất lượng điều trị giảm sút rõ rệt. Các thương tổn tủy sống được đặt xuống dưới các thương tổn não và như vậy khi bệnh nhân đông quá thì phải chờ, và thời gian “vàng” dần dần mất đi. Khác với các thương tổn chấn thương sọ não chỉ cần chụp CTScan là được, các thương tổn tủy sống phải chụp MRI mới có thể thấy được. Nhưng MRI phải đầu tư nhiều tiền, giá thành cũng cao và việc thiếu máy chụp cùng với việc ôm giữ bệnh nhân của các bệnh viện làm cho việc chẩn đoán bị chậm, dẫn đến cứu chữa không kịp thời. Ở một số trung tâm lớn, đa số bệnh nhân chấn thương cột sống cổ khi chụp được phim MRI thì đã muộn.

Có thể nói chấn thương cột sống – tủy sống hiện nay rất cần được quan tâm đúng mức, cả từ phía giới chức lãnh đạo đến các nhân viên y tế, cá nhân người bệnh và cả cộng đồng.
 

(Nguồn: Yhoctuxa)

  • U cột sống – Tủy sống
  • Đau thắt lưng
  • Chấn thương cột sống lưng - thắt lưng
  • Gai, thoái hoá cột sống, đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm ?
  • Quá trình thoái hoá của cột sống
  • Tránh tổn thương cột sống khi mang vác nặng
  • Các thương tổn phối hợp trong chấn thương cột sống
  • Chấn thương cột sống cổ thấp
  • Chấn thương cột sống cổ cao
  • Biểu hiện của u tủy
  • Chấn thương cột sống ngực.
  • Tổn thương tuỷ sống (Spinal cord injury - SCI)
  • Tật nứt đốt sống
  • Chấn thương cột sống thắt lưng.
  • Các bệnh lí hẹp ống sống
  • Cột sống chúng ta như thế nào?
  • Điều trị bằng sóng cao tần (radio) không thay thế được phẫu thuật
  • Bệnh thoái hóa khớp cột sống
  • Bệnh thoái hóa thân đốt sống
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ


Copyright © 2009 - 2013   USS Corp . All rights reserved.

Chăm sóc sức khỏe | Phòng chữa bệnh | Phân loại bệnh quốc tế ICD | Bệnh tai mũi họng | Bệnh răng hàm mặt | Bệnh cơ xương khớp | Bệnh hô hấp | Bệnh tim mạch | Bệnh thận tiết niệu | Bệnh về gan | Bệnh hệ thần kinh | Bệnh ung thư | Bệnh cột sống | Bệnh đường tiêu hóa | Bệnh dạ dày | Bệnh nội tiết | Bệnh đái tháo đường | Bệnh trĩ | Bệnh mắt | Bệnh da liễu | Bệnh béo phì | Trị bệnh bằng trái cây | Lịch tiêm chủng | Chích ngừa | Sơ cứu – cấp cứu | Tủ thuốc gia đình | Sức khỏe người cao tuổi | Phụ nữ mang thai và em bé | Bà bầu | Thai nghén 9 tháng 10 ngày | Trẻ sơ sinh | Sức khỏe trẻ em | Sức khỏe phụ nữ | Sức khỏe nam giới | Sức khỏe giới tính | Chuyện phòng the | Rèn luyện sức khỏe | Làm đẹp | Sống vui khỏe | Dinh dưỡng cho trẻ em | Dinh dưỡng cho người già | Dinh dưỡng cho người cao tuổi | Dinh dưỡng | Thực đơn cho bé | Dinh dưỡng chữa bệnh | Ẩm thực | Món ngon | Món ngon quê nhà | Mẹo vặt | Tư vấn dinh dưỡng | Y học dân tộc | Từ điển y dược học | Bài thuốc dân gian | Đông y chữa bệnh | Hỏi đáp y học dân tộc | Cây thuốc vị thuốc | Danh y việt | Hỏi đáp Tư vấn sức khỏe | Tư vấn sử dụng thuốc | Sản phẩm y tế | Thuốc bổ và vitamin | Thuốc gây tê - gây mê | Thuốc Giảm đau - Hạ sốt  Chống viêm | Thuốc chống dị ứng | Thuốc Cấp cứu - Giải độc | Thuốc hướng tâm thần | Thuốc Chống nhiễm khuẩn Trị ký sinh trùng | Thuốc Điều trị đau nửa đầu | Thuốc chống ung thư | Thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường tiết niệu | Thuốc trị Parkinson | Tác dụng cho máu | Máu - Dung dịch cao phân tử | Thuốc trị bệnh tim mạch | Thuốc điều trị bệnh da liễu | Thuốc Dùng chẩn đoán | Thuốc sát khuẩn | Thuốc lợi tiểu | Thuốc đường tiêu hóa | Hocmon - Nội tiết tố | Huyết thanh & Globulin miễn dịch | Thực phẩm chức năng | Thuốc nhỏ mắt - Tai mũi họng | Thuốc điều trị bệnh gan | Thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp | Thuốc có tác dụng thúc đẻ | Dung dịch thẩm phân phúc mạc | Thuốc cho đường hô hấp | Thuốc Giãn cơ và tăng trưởng lực cơDung dịch điều chỉnh nước điện giải   Thuốc có nguồn gốc Thảo dược    Dầu xoa - Cao xoa   Thuốc phụ khoa   Thiết bị chăm sóc sức khỏe   Thiết bị - Dụng cụ y tế   Thiết bị - Dụng cụ thể thao   Sách, tài liệu y khoa   phòng khám Nha khoa tại Hà Nội   phòng khám Nha khoa tại TP.HCM  Phòng khám nhi tại Hà Nội    Phòng khám nhi tại TP.HCM   Phòng khám đa khoa tại Hà Nội Phòng khám đa khoa tại TP.HCM   Phòng khám da liễu tại Hà Nội   Phòng khám da liễu tại TP.HCM   Phòng khám sản phụ khoa tại Hà Nội   Phòng khám sản phụ khoa tại TP.HCM   Phòng khám tai - mũi - họng tại Hà Nội   Phòng khám tai - mũi - họng tại tại TP.HCM   Bác sĩ tư cho gia đình tại Hà Nội  Bác sĩ tư cho gia đình tại TP.HCM   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại Hà Nội   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại TP.HCM    Bệnh viện tại Hà Nội  Bệnh viện tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Hà Nội   Hiệu thuốc tây tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Đà Nẵng   Hiệu thuốc tây tại Cần Thơ   Hiệu thuốc tây tại TP.Vũng Tàu  Hiệu thuốc tây tại Hải Phòng  Hiệu thuốc tây tại Nha Trang   Hiệu thuốc đông y tại Hà Nội  Hiệu thuốc đông y tại Tp.HCM   Lưu ý khi uống thuốc   Sử dụng thuốc kháng sinh   Sử dụng thuốc đặc trị   Sử dụng thuốc bổ  Giới thiệu nhà sản xuất dược phẩm   Tin y học - Công nghệ   Hồ sơ y học  Triển lãm – Hội thảo y học  Tương thân tương ái  nom sua  ca com  quan he vo chong  trieu chung ung thu vu    ung thu vu   viem amidan  nam linh chi  nam linh chi co tac dung gi  stress   benh mau trang   benh ung thu mau  diep ha chau giay dep  thuoc ngu thuy dau   Cao huyết áp | Máy bộ đàm | Máy định vị | Ống nhòm | Thiết bị định vị | Máy định vị | Máy bộ đàm | Bán ống nhòm | Ống nhòm đêm | Máy định vị vệ tinh


Thông tin trong trang tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng
Ghi rõ nguồn "tinsuckhoe.com" hoặc "Cổng thông tin chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng " khi bạn phát hành lại thông tin từ trang này.
Địa chỉ: 13 Ngõ 54 Phố Kim Ngưu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: tinsuckhoe@gmail.com - Mobile: 0982 750 284.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++