Seedlink tuyển sinh hè 2014
Tin tiêu điểm

Phục hồi “bản lĩnh” phái mạnh: Dục tốc bất đạt

Bước qua tuổi 40, theo quy luật tự nhiên, các cơ quan lục phủ ngũ tạng của nam giới bị suy giảm chức năng và lão hóa. Bên cạnh đó, môi trường sống ô nhiễm và áp lực cuộc sống khiến họ bị suy giảm về sinh lực, luôn mệt mỏi, khó tập trung và mất dần phong độ. Đồng thời, nồng độ nội tiết tố nam testosterone bắt đầu suy giảm rõ rệt ở thời kỳ này, dẫn đến suy giảm sinh lý.

Chống nhiễm khuẩn bệnh viện - cách nào hiệu quả?

Mới đây, tiến sĩ Lê Thị Anh Thư, Trưởng khoa Chống nhiễm khuẩn Bệnh viện Chợ Rẫy, Chủ tịch Hội đồng chống nhiễm khuẩn TP Hồ Chí Minh, truyền đạt những kiến thức mới về chống nhiễm khuẩn cho đội ngũ y bác sĩ ở Phú Yên. Báo Phú Yên đã phỏng vấn tiến sĩ xung quanh vấn đề này.

sát khuẩn ở bệnh viện - tinsuckhoe.com
Rửa tay sát khuẩn trước khi vào phòng mổ để chống nhiễm khuẩn.

 * Bác sĩ có thể cho biết tỉ lệ nhiễm khuẩn hiện nay? Nguyên nhân nào làm cho bệnh nhân và người nhà của họ có thể bị nhiễm vi khuẩn ở bệnh viện?

 

- Trong số bệnh nhân vào viện ở Việt Nam, tỉ lệ nhiễm khuẩn chiếm 5,8%. Nhiễm khuẩn bệnh viện tập trung cao ở khu vực hồi sức cấp cứu và ngoại khoa. Nghiên cứu cho thấy, có 3 loại nhiễm khuẩn thường gặp ở nước ta là: nhiễm khuẩn hô hấp, nhiễm khuẩn vết mổ và nhiễm khuẩn tiêu hóa. Do cơ địa bệnh nhân không có miễn dịch tốt nên có nhiều nguy cơ nhiễm trùng. Bệnh nhân cấp cứu, đặc biệt là do tai nạn giao thông, vết thương luôn trong tình trạng mất vệ sinh. Y bác sĩ vừa kịp thời cấp cứu nạn nhân vừa phải lo vô trùng cho người bệnh; công tác chống nhiễm khuẩn tại thời điểm tiếp nhận bệnh gặp nhiều khó khăn. Đối tượng bị nhiễm khuẩn chủ yếu do dùng thủ thuật như đặt xông dẫn lưu, xông bàng quang, xông niệu đạo, dùng máy thở hỗ trợ hô hấp. Với những bệnh nhân phẫu thuật, loại vết mổ bẩn và nhiễm có tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ cao, lên tới 30%. Tình trạng bệnh nhân và người nhà (mặc quần áo dành cho người chăm sóc bệnh nhân) ra ngoài đường diễn ra thường xuyên. 

 

Ngoài ra, có thể bị nhiễm khuẩn trong môi trường, trong không khí. Ví dụ như phòng mổ mà không tiệt trùng sạch sẽ thì trong không khí đôi khi cũng có vi khuẩn. Vi khuẩn có thể có trong những dụng cụ chăm sóc bệnh nhân, dụng cụ ở phòng mổ, áo của phẫu thuật viên... Cái nắm cửa ở trước mỗi phòng đôi khi cũng có vi khuẩn, nhiều người ra vô cứ mở thường xuyên mà không chịu rửa tay. Và ngay cả những dụng cụ trong phòng bệnh nhân hoặc máy điều hòa không khí lâu ngày không lau chùi sát trùng cũng là nguồn lây nhiễm.

 

* Ngoài việc truyền bệnh cho người bị lây, nhiễm khuẩn bệnh viện còn có những tác hại nào khác?

 

- Nhiễm khuẩn bệnh viện có khả năng lây lan nhiều và hậu quả nặng nề. Bệnh nhân nếu nhiễm khuẩn bệnh viện thì thời gian điều trị phải kéo dài, chi phí cho điều trị cao, nhiều biến chứng, tăng kháng sinh điều trị. Mỗi trường hợp nhiễm khuẩn bệnh viện làm kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 9,4 đến 24,3 ngày và làm tăng chi phí từ 2 - 32,3 triệu đồng. Người thân của bệnh nhân vô thăm nuôi có thể đem mầm bệnh ra ngoài.

 

Nhiễm khuẩn bệnh viện không những gây hậu quả nặng nề về mặt lâm sàng, mà còn là nguyên nhân làm xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng thuốc. Tình trạng lạm dụng kháng sinh phổ biến ở những nước đang phát triển cũng là nguyên nhân làm trầm trọng thêm mức độ kháng thuốc của các chủng vi khuẩn bệnh viện.

 

Một trong những tồn tại của công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện là kiến thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế về hầu hết các mặt công tác chống nhiễm khuẩn còn yếu. Điều này làm cho nhiệm vụ đào tạo, tập huấn và kiểm tra giám sát của nhân viên chuyên trách chống nhiễm khuẩn trở nên quá nặng nề.         

 

Bên cạnh đó, việc chưa tuân thủ quy chế chống nhiễm khuẩn, giám sát bệnh truyền nhiễm chưa chặt chẽ, đầu tư cho công tác chống nhiễm khuẩn chưa đạt yêu cầu, chưa có tiêu chuẩn quốc gia về công tác chống nhiễm khuẩn, trách nhiệm của bệnh viện, của các khoa phòng, từng nhân viên y tế và của cộng đồng về công tác phòng chống nhiễm khuẩn cũng chưa được đề cập trong các văn bản pháp quy… cũng ảnh hưởng đến công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

 

* Muốn tránh nhiễm khuẩn ở bệnh viện, cần chú ý đến những điều gì? Có thể áp dụng những biện pháp nào để đạt hiệu quả cao?

 

- Biện pháp đầu tiên, quan trọng là giữ vệ sinh. Cách thứ nhất là rửa tay thường xuyên. Một số bệnh viện để bình rửa tay ngay tại giường bệnh hoặc ngay tại cửa ra vào để người ra vô rửa tay và khi lau thì cũng có khăn giấy sạch, chứ không lau chung một cái khăn. Ngoài ra, phải làm vệ sinh phòng ốc sạch sẽ thường xuyên, và bằng những phương tiện sát trùng. Riêng đối với những bộ phận chuyên biệt ở bệnh viện, phải có biện pháp kiểm tra vi khuẩn thường xuyên, còn ở phòng bệnh thì phải nhắc nhở mọi người giữ gìn vệ sinh. Những người thăm nuôi, khi vô phòng bệnh thì phải có cái áo choàng; trước khi vô thăm bệnh nhân, tay chân cũng phải sạch sẽ, vì dễ đem mầm bệnh từ ngoài vô hay đem mầm bệnh từ bệnh viện ra ngoài.

 

Hiện chống nhiễm khuẩn chưa trở thành hoạt động thường quy của các cơ sở y tế, thiếu sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo và mới chỉ tập trung vào việc vệ sinh môi trường, không khí. Do đó, cần đầu tư phương tiện thiết yếu cho kiểm soát nhiễm khuẩn, đẩy mạnh kiểm soát nhiễm khuẩn, ưu tiên các lĩnh vực như vệ sinh bàn tay, đào tạo nhân viên y tế về công tác này.

 

Cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện, đặc biệt là đối với chất thải y tế, vệ sinh môi trường, dịch bệnh truyền nhiễm…Các bệnh viện phải cụ thể hóa các quy định, quy trình chuyên môn về chống nhiễm khuẩn phù hợp với điều kiện bệnh viện nhưng phải phù hợp với nguyên tắc chống nhiễm khuẩn; đồng thời cần tăng cường giáo dục nhân viên y tế thực hiện các quy định phòng chống nhiễm khuẩn, thực hiện tốt công tác chống nhiễm khuẩn bệnh viện.

(Theo VŨ HOÀNG // Phú Yên Online)

  • Sốt xuất huyết: Bệnh nhân tăng, kinh phí thiếu
  • Sốt xuất huyết: Bệnh nhân tăng, kinh phí thiếu


Copyright © 2009 - 2013   USS Corp . All rights reserved.

Chăm sóc sức khỏe | Phòng chữa bệnh | Phân loại bệnh quốc tế ICD | Bệnh tai mũi họng | Bệnh răng hàm mặt | Bệnh cơ xương khớp | Bệnh hô hấp | Bệnh tim mạch | Bệnh thận tiết niệu | Bệnh về gan | Bệnh hệ thần kinh | Bệnh ung thư | Bệnh cột sống | Bệnh đường tiêu hóa | Bệnh dạ dày | Bệnh nội tiết | Bệnh đái tháo đường | Bệnh trĩ | Bệnh mắt | Bệnh da liễu | Bệnh béo phì | Trị bệnh bằng trái cây | Lịch tiêm chủng | Chích ngừa | Sơ cứu – cấp cứu | Tủ thuốc gia đình | Sức khỏe người cao tuổi | Phụ nữ mang thai và em bé | Bà bầu | Thai nghén 9 tháng 10 ngày | Trẻ sơ sinh | Sức khỏe trẻ em | Sức khỏe phụ nữ | Sức khỏe nam giới | Sức khỏe giới tính | Chuyện phòng the | Rèn luyện sức khỏe | Làm đẹp | Sống vui khỏe | Dinh dưỡng cho trẻ em | Dinh dưỡng cho người già | Dinh dưỡng cho người cao tuổi | Dinh dưỡng | Thực đơn cho bé | Dinh dưỡng chữa bệnh | Ẩm thực | Món ngon | Món ngon quê nhà | Mẹo vặt | Tư vấn dinh dưỡng | Y học dân tộc | Từ điển y dược học | Bài thuốc dân gian | Đông y chữa bệnh | Hỏi đáp y học dân tộc | Cây thuốc vị thuốc | Danh y việt | Hỏi đáp Tư vấn sức khỏe | Tư vấn sử dụng thuốc | Sản phẩm y tế | Thuốc bổ và vitamin | Thuốc gây tê - gây mê | Thuốc Giảm đau - Hạ sốt  Chống viêm | Thuốc chống dị ứng | Thuốc Cấp cứu - Giải độc | Thuốc hướng tâm thần | Thuốc Chống nhiễm khuẩn Trị ký sinh trùng | Thuốc Điều trị đau nửa đầu | Thuốc chống ung thư | Thuốc điều trị bệnh Đái tháo đường tiết niệu | Thuốc trị Parkinson | Tác dụng cho máu | Máu - Dung dịch cao phân tử | Thuốc trị bệnh tim mạch | Thuốc điều trị bệnh da liễu | Thuốc Dùng chẩn đoán | Thuốc sát khuẩn | Thuốc lợi tiểu | Thuốc đường tiêu hóa | Hocmon - Nội tiết tố | Huyết thanh & Globulin miễn dịch | Thực phẩm chức năng | Thuốc nhỏ mắt - Tai mũi họng | Thuốc điều trị bệnh gan | Thuốc điều trị bệnh cơ xương khớp | Thuốc có tác dụng thúc đẻ | Dung dịch thẩm phân phúc mạc | Thuốc cho đường hô hấp | Thuốc Giãn cơ và tăng trưởng lực cơDung dịch điều chỉnh nước điện giải   Thuốc có nguồn gốc Thảo dược    Dầu xoa - Cao xoa   Thuốc phụ khoa   Thiết bị chăm sóc sức khỏe   Thiết bị - Dụng cụ y tế   Thiết bị - Dụng cụ thể thao   Sách, tài liệu y khoa   phòng khám Nha khoa tại Hà Nội   phòng khám Nha khoa tại TP.HCM  Phòng khám nhi tại Hà Nội    Phòng khám nhi tại TP.HCM   Phòng khám đa khoa tại Hà Nội Phòng khám đa khoa tại TP.HCM   Phòng khám da liễu tại Hà Nội   Phòng khám da liễu tại TP.HCM   Phòng khám sản phụ khoa tại Hà Nội   Phòng khám sản phụ khoa tại TP.HCM   Phòng khám tai - mũi - họng tại Hà Nội   Phòng khám tai - mũi - họng tại tại TP.HCM   Bác sĩ tư cho gia đình tại Hà Nội  Bác sĩ tư cho gia đình tại TP.HCM   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại Hà Nội   Thẩm mỹ viện - chỉnh hình tại TP.HCM    Bệnh viện tại Hà Nội  Bệnh viện tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Hà Nội   Hiệu thuốc tây tại TP.HCM   Hiệu thuốc tây tại Đà Nẵng   Hiệu thuốc tây tại Cần Thơ   Hiệu thuốc tây tại TP.Vũng Tàu  Hiệu thuốc tây tại Hải Phòng  Hiệu thuốc tây tại Nha Trang   Hiệu thuốc đông y tại Hà Nội  Hiệu thuốc đông y tại Tp.HCM   Lưu ý khi uống thuốc   Sử dụng thuốc kháng sinh   Sử dụng thuốc đặc trị   Sử dụng thuốc bổ  Giới thiệu nhà sản xuất dược phẩm   Tin y học - Công nghệ   Hồ sơ y học  Triển lãm – Hội thảo y học  Tương thân tương ái  nom sua  ca com  quan he vo chong  trieu chung ung thu vu    ung thu vu   viem amidan  nam linh chi  nam linh chi co tac dung gi  stress   benh mau trang   benh ung thu mau  diep ha chau giay dep  thuoc ngu thuy dau   Cao huyết áp | Máy bộ đàm | Máy định vị | Ống nhòm | Thiết bị định vị | Máy định vị | Máy bộ đàm | Bán ống nhòm | Ống nhòm đêm | Máy định vị vệ tinh


Thông tin trong trang tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng
Ghi rõ nguồn "tinsuckhoe.com" hoặc "Cổng thông tin chăm sóc sức khỏe và y tế cộng đồng " khi bạn phát hành lại thông tin từ trang này.
Địa chỉ: 13 Ngõ 54 Phố Kim Ngưu - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội
Mọi thông tin góp ý, hợp tác xin liên hệ: tinsuckhoe@gmail.com - Mobile: 0982 750 284.
Xem tốt nhất với trình duyệt Mozilla Firefox 3.0 ++