Câu hỏi 33: Em gái tôi 25 tuổi, được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh chưa điều trị gì. Em gái tôi muốn lấy chồng và có con được không?

Câu hỏi 30: Tôi được chẩn đoán bị bệnh đái tháo đường. Nguy cơ tôi bị bệnh tim mạch có cao không? Tại sao?
Có tới 80% số bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) chết do các biến cố tim mạch và có tới 70% số bệnh nhân ĐTĐ phải nhập viện cũng vì các biến cố tim mạch. Riêng ĐTĐ là một trong những nguy cơ gây tử vong do tim mạch lớn gấp 3 lần so với những người không bị ĐTĐ. Trong số các biến cố tim mạch ở bệnh nhân ĐTĐ, bệnh động mạch vành (ĐMV) là biến chứng hàng đầu và quan trọng.
Những người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường xuất hiện sau 40 tuổi (gọi là type II) có tỉ lệ mới mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao hơn người bình thường. Ngay cả khi lượng đường trong máu chỉ mới tăng nhẹ thì nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng cao hơn. Những người đái tháo đường type II thường có nồng độ insulin trong máu cao. Insulin là một loại hormon do tuỵ sản xuất, có vai trò chủ yếu trong quá trình điều hoà lượng đường trong máu bằng cách tham gia quá trình vận chuyển đường vào các tế bào của cơ thể. Vì một lí do nào đó, insulin bị giảm tác dụng nên cần có một lượng lớn hơn để thực hiện vai trò sinh lý. Người ta gọi đây là tình trạng kháng insulin. Insulin tăng cao trong máu có thể gây tăng huyết áp và tăng lắng đọng cholesterol vào mảng vữa xơ động mạch. Hậu quả là thúc đẩy quá trình xơ vữa và các biến chứng của nó.
Cơ chế tổn thương ĐMV ở bệnh nhân ĐTĐ được coi là do đa yếu tố tương tác lẫn nhau. Đối với những bệnh nhân ĐTĐ, thường có nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch kinh điển kết hợp với nhau trong đó các nguy cơ thường gặp là: tăng đường huyết, tăng insulin huyết và hội chứng chuyển hóa, tăng huyết áp, bệnh thận... Bản thân ĐTĐ là một yếu tố dự báo tiên lượng tồi nhất ở những bệnh nhân bị bệnh ĐMV cấp hay nhồi máu cơ tim. Rối loạn thần kinh tự động cũng là một nguyên nhân làm tăng các biến cố rối loạn nhịp đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Rối loạn đông máu và ngưng kết tiểu cầu làm tăng nguy cơ huyết khối và các biến cố tắc mạch, tái tắc mạch sau điều trị tái thông động mạch vành. Cuối cùng, suy thận các giai đoạn đều là một nguy cơ độc lập dự đoán các biến cố tim mạch.
Nguồn: Hội tim mạch học Việt Nam
Câu hỏi 33: Em gái tôi 25 tuổi, được chẩn đoán bị bệnh tim bẩm sinh chưa điều trị gì. Em gái tôi muốn lấy chồng và có con được không?
Câu hỏi 32: Tôi bị bệnh tim đang điều trị, có thể hoạt động tình dục được không?
Câu hỏi 31: Tôi đang bị bệnh tim, có tập thể dục được không? Tập như thế nào?
Câu hỏi 29: Tôi bị bệnh đái tháo đường và động mạch vành đã được đặt stent 2 năm, hiện nay đang được điều trị bằng thuốc hạ lipid máu, nhưng hiện nay xét nghiệm thấy LDL-C đã là 2,3 mmol/l, như vậy đã ổn chưa, tôi có thể dừng thuốc được không?
Câu hỏi 28: Tôi đang được dùng thuốc hạ lipid máu tên là Crestor 10 mg/ngày. Xin cho biết lợi ích và những tác dụng phụ? Có những loại thuốc nào khác điều trị được bệnh này không?
Câu hỏi 27: Tôi được chẩn đoán là rối loạn lipid máu, xin cho biết chế độ ăn uống và tập luyện như thế nào để phòng tránh?
Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved
Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.
Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)