Nấm ngọc cẩu là vị thuốc quý giúp tăng cường chức năng sinh lý,không chỉ giành riêng cho nam giới mà nấm còn có tác dụng tốt cho cả nữ giới

Bộ phận được sử dụng làm thuốc là hoa dùng tươi hoặc phơi khô. Theo y học cổ truyền hoa sò huyết có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.
Sau đây là một số bài thuốc đơn giản
Cây hoa sò huyết.
Bài 1: Hỗ trợ điều trị viêm khí quản: Hoa sò huyết 15g, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với đường phèn hoặc mật 10g. Đem hấp cách thủy trong 15-20 phút. Để nguội, uống làm 2-3 lần trong ngày.
Hoặc có thể áp dụng cách sau: Hoa sò huyết 15g, vỏ núc nác 5g, thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
Bài 2: Chữa ho do phế nhiệt, đờm vàng, đặc khó khạc ra: Hoa sò huyết 30-40g, để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc phơi khô, sắc lấy nước đặc uống làm một lần trong ngày, dùng liền 3 ngày.
Bài 3: Chữa cảm sốt, ho, đau đầu: Hoa sò huyết 15g, rễ cây chòi mòi 10g, vỏ cây kim phượng hoa vàng 10g, phơi khô, thái nhỏ, sắc sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Uống 3-5 ngày.
Bài 4: Chữa tiểu tiện không thông: Hoa sò huyết 15g, diếp cá 15g, rau má 20g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, sắc uống ngày một thang, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 7 ngày.
( theo suckhoedoisong)
Trở vềNấm ngọc cẩu là vị thuốc quý giúp tăng cường chức năng sinh lý,không chỉ giành riêng cho nam giới mà nấm còn có tác dụng tốt cho cả nữ giới
Ngải cứu (ngải diệp) là một loại rau dân dã được trồng ở khắp nước ta và các nước Âu, Á. Do ngải cứu rất giàu dược tính nên nó chữa được nhiều bệnh, nhất là các bệnh của phụ nữ.
Thiên ma còn có tên là minh thiên ma, xích tiễn, định phong thảo. Tên khoa học là Gastrodia elata Blume.), họ lan (Orchidaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là thân củ phơi khô của cây thiên ma. Thường để cả củ khô, khi dùng đem ngâm nước gừng thái lát.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, mía được gọi là cam giá, vu giá, thử giá, can giá, vu giá..., vị ngọt, tính lạnh, vào được hai kinh Vị và Phế, có công dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân nhuận táo, hoà trung hạ khí, lợi tiểu giải rượu, tiêu trừ mệt mỏi, trợ giúp tiêu hoá, thường được dùng để chữa các chứng trạng bệnh lý như môi khô miệng khát, tân dịch bất túc (bệnh lý sốt cao gây mất nước), tiểu tiện bất lợi, đại tiện táo kết, phản vị ẩu thổ (chứng nôn mửa, ăn vào thì bụng đầy trướng, sáng ăn chiều nôn, chiều ăn tối nôn, nôn ra thức ăn không tiêu hoá), sốt cao phiền nhiệt...
Nhãn còn tên khác là lệ chi nô, quế viên, bảo viên… Các bộ phận của nó như hạt, rễ, lá đặc biệt là cùi quả (áo hạt) được dùng nhiều trong Đông y.Cùi quả tươi nhiều nước, protein, chất béo, đường…
Vào những ngày cuối hè đầu thu này, ở khắp các chợ dù là thành thị hay nông thôn xuất hiện mùi hương thoang thoảng của quả thị chín. Người ta còn đan cái giỏ nhỏ vừa để đựng quả thị rồi treo lên trong nhà để thưởng thức hương thị.
Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved
Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.
Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)