Ăn nhiều thịt hay thực phẩm đã chế biến chứa nhiều chất béo có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.

Khi trời chuyển lạnh, bạn cần thực hiện các bước đề phòng như đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh theo mùa.
Mùa đông, hãy bổ sung vitamin C bằng quả cam để phòng ngừa bệnh cảm lạnh thông thường ẢNH: SHUTTERSTOCK
Bạn cũng nên chú ý tăng cường khả năng miễn dịch nhằm đối phó vi khuẩn và vi rút gây nhiễm trùng. Sau đây là 10 loại thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe trong mùa đông, theo trang tin India.
Trứng: Nên ăn mỗi ngày, đặc biệt là vào mùa đông. Giàu vitamin D, trứng sẽ làm cho bạn khỏe. Việc hấp thu đầy đủ vitamin D có thể làm hạ thấp rủi ro nhiễm trùng đường hô hấp.
Cải bó xôi: Chứa nhiều kẽm và những chất dinh dưỡng khác, cải bó xôi giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Ăn cải bó xôi sẽ giúp cơ thể đối phó tốt hơn với những bệnh thường gặp vào mùa đông.
Cam: Cùng với những loại quả có múi khác, cam là nguồn vitamin C dồi dào, vốn có thể giúp cải thiện triệu chứng cảm và rút ngắn thời gian tồn tại của những triệu chứng này. Nó cũng là công cụ phòng ngừa bệnh cảm lạnh thông thường.
Sữa chua: Chứa nhiều probiotic và những dưỡng chất khác như carbohydrate và protein. Nó cũng chứa nhiều vitamin D, các enzyme, a xít béo omega-3, kali, magnesium và calcium, tốt cho sức khỏe.
Quả lựu: Loại quả này chứa nhiều polyphenol, vốn là chất chống ô xy hóa cực mạnh, có thể chống thương tổn tế bào do các gốc tự do gây ra. Nghiên cứu cho thấy nước quả lựu 100% có hàm lượng polyphenol cao nhất so với các loại nước trái cây hỗn hợp.
Ớt chuông: Cũng được xem là một “kho” chứa vitamin C. Vì thế, bạn có thể ăn ớt chuông vàng hoặc đỏ hằng ngày để củng cố “lá chắn” miễn dịch.
Cá: Những loại cá như cá tuyết và cá hồi chứa nhiều vitamin B12 giúp hệ miễn dịch vận hành hiệu quả. Ăn những loại cá này sẽ giúp giảm bớt tình trạng đuối sức và mệt mỏi.
Rau củ: Những loại rau củ như cà rốt, củ cải và củ cải đường dễ chế biến, thơm ngon và tốt cho sức khỏe của bạn.
Củ cải cung cấp vitamin A và C, trong khi cà rốt là “kho” beta-carotene.
Tiêu đen: Là một loại gia vị được tìm thấy ở hầu hết các gia đình. Nó được biết đến nhiều nhờ đặc tính chống cảm lạnh. Hãy thêm tiêu đen vào bát cháo và bạn sẽ cảm nhận ngay hiệu ứng của nó.
Gừng: Đã được chứng minh có khả năng hỗ trợ khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể trước bệnh tật bằng cách kích hoạt các tế bào T, vốn có khả năng phá hủy những tế bào bị nhiễm trùng. Ngoài ra, gừng còn chứa các hóa chất thực vật, shogaol và gingerol, có thể giúp kích thích sự lưu thông máu và thông xoang.
Quyên Quân
Theo Thanh Niên
Ăn nhiều thịt hay thực phẩm đã chế biến chứa nhiều chất béo có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt.
Bệnh nhân ung thư ruột già có chế độ ăn uống cần đảm bảo đủ các nhóm chất: đạm, bột, đường, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước... Cùng với sự ảnh hưởng của khối ung thư và những phương pháp điều trị bệnh làm cho sức khỏe bệnh nhân suy kiệt nặng nề, việc bổ sung chất dinh dưỡng và lựa chọn thực phẩm tốt cho người mắc ung thư ruột già là rất cần thiết.
Mùa lạnh, da dễ khô, ngứa ngáy và nhợt nhạt do thiếu độ ẩm. Đây là lúc cần thực hiện quy tắc uống 8 ly nước/ngày để cung cấp đủ nước cho cơ thể và da. Đồng thời, bổ sung 10 loại thực phẩm sau, theo Boldsky.
Nếu bạn hấp thu quá nhiều canxi, dĩ nhiên, cơ thể bạn sẽ phản ứng bằng cách này hay cách khác.
Kẽm và magie là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể trong việc tạo ra tinh dịch, vì thế việc bổ sung kẽm qua chế độ ăn hàng ngày là rất cần thiết.
Ngoài hút thuốc lá, các chuyên gia y tế cảnh báo việc tiêu thụ một số loại thực phẩm không phù hợp cũng có thể khiến bạn mắc phải căn bệnh ung thư phổi.
Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved
Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.
Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)