Không ai thích nói về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng theo Hội sức khỏe tình dục Mỹ, gần một nửa chúng ta sẽ nhiễm bệnh tại một thời điểm nào đó trong đời. Vì lý do đó, việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh lây qua đường tình dục (STD) sao cho bạn có thể điều trị trước khi nó trở thành nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng là rất cần thiết. Dưới đây là những bệnh STD phổ biến nhất ở nam giới.
Để dành 'giống' vào ngân hàng
- Cập nhật : 09/06/2015
Chuẩn bị cưới vợ, Tùng phát hiện bị ung thư tinh hoàn. Sợ sau quá trình điều trị, "con giống" của mình cũng bị diệt hết hoặc yếu đi, chàng trai 27 tuổi đem vài mẫu đến ngân hàng nhờ lưu giữ.> Ngân hàng tinh trùng khát 'vốn' / Hành trình kiếm con của những ông chồng không có 'giống'
->> Vô sinh và những điều liên quan
Các thùng lưu giữ tinh trùng tại một bệnh viện hỗ trợ sinh sản ở Hà Nội. Ảnh: Minh Thùy. |
"Bác sĩ cho biết, mình phải thực hiện hóa trị, và có thể cả xạ trị nữa, lại ở ngay vùng nhạy cảm, nên không nói trước được điều gì. Lỡ chữa khỏi được bệnh mà lại không còn khả năng làm bố nữa thì cũng chẳng nghĩa lý gì, trong khi mình và người yêu đã bàn đến chuyện cưới xin", chàng kỹ sư xây dựng giải thích.
Hiện tại, anh đã gửi ba mẫu tinh dịch tại ngân hàng tinh trùng của một bệnh viện chuyên chữa vô sinh ở Hà Nội và chuẩn bị bước vào giai đoạn 2 trong quá trình điều trị ung thư.
Mong có con nhưng vì điều kiện công việc không thể ở gần nhau thường xuyên, cặp vợ chồng Hải - Xinh cũng tìm đến ngân hàng tinh trùng nhờ lưu giữ con giống.
Chị Xinh, 30 tuổi - giáo viên một trường tiểu học ở Ba Đình, Hà Nội cho biết, vợ chồng chị mới cưới chưa tròn năm nhưng rất sốt ruột chuyện con cái vì ông xã năm nay đã 44 tuổi, lại ở nước ngoài.
"Anh ấy đang làm việc tại Czech, bận chuyện làm ăn nên không thể về nước liên tục. Cưới xong bọn mình chỉ được ở bên nhau một tháng, nên càng khó thụ thai. Lần này, anh ấy lại vừa về được nửa tháng, nhưng cũng chưa ăn thua gì. Bọn mình quyết định lấy tinh trùng gửi vào bệnh viện trước khi anh ấy phải đi, rồi sau đó, nhờ bác sĩ bơm vào cho mình", chị Xinh kể.
Từng biết nhiều trường hợp đã có bầu theo cách này, chị Xinh đang hy vọng sớm có tin mừng sau lần bơm tinh trùng của chồng vào cách đây nửa tháng.
Tiến sĩ Quản Hoàng Lâm, Giám đốc Trung tâm công nghệ Phôi (Học viện Quân Y, Hà Đông, Hà Nội) cho biết, bên cạnh nguồn tinh trùng vô danh của những người hiến, hiện nay, ngân hàng tinh trùng của trung tâm còn lưu giữ các mẫu "con giống" hữu danh. Đó có thể là tinh trùng lưu giữ tạm thời dùng cho mục đích điều trị trong trường hợp người chồng đi công tác xa, ở nước ngoài.... hoặc nhiều người gửi lâu dài đề phòng những tình huống xấu như sợ bị ảnh hưởng trước khi điều trị ung thư hay đến những vùng nguy hiểm, độc hại...
Các bác sĩ Trung tâm công nghệ phôi đang chuyển phôi đã được thụ tinh vào tử cung người vợ. Ảnh: TTP. |
Chẳng hạn, vài tháng trước, một người đàn ông hơn 40 tuổi, đã có hai con, nhưng vì lo xa, trước khi đi điều trị ung thư, anh ta đã đến trung tâm lấy rồi gửi mẫu tinh trùng nhờ lưu giữ. Hoặc mới đây, một chàng sĩ quan cũng tìm đến trung tâm định nhờ lưu giữ tinh binh trước khi sang Nhật công tác vì sợ phóng xạ ảnh hưởng.
Bác sĩ Lâm cho biết, nhiều mẫu tinh trùng được gửi sau đó đã được thụ tinh cho người vợ, mang lại kết quả tốt, giúp không ít gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bác sĩ không khuyến khích sử dụng các mẫu tinh trùng đó.
Trường hợp của một gia đình ở Hưng Yên cách đây không lâu là một điển hình.
Cưới nhau hơn một năm mà chưa có con, chồng chị Hoàn phát hiện bị suy thận. Trước khi cho anh đi ghép thận, gia đình anh - vốn rất giàu sang và có thế lực ở địa phương - đã đưa con trai đi lấy mẫu tinh trùng gửi vào ngân hàng, dự định sau này sẽ bơm vào người vợ. Thế nhưng, ca ghép thận không thành công, chồng chị Hoàn tử vong.
Sau đám tang anh ít lâu, bố mẹ chồng dẫn chị Hoàn tới ngân hàng đã gửi tinh trùng của con trai, muốn nhờ các bác sĩ bơm vào cho con dâu.
Tuy nhiên, tại bệnh viện, các bác sĩ cho rằng, không nên thực hiện việc này bởi như thế chẳng khác gì cố tình ràng buộc cô vợ với người đã chết. Bản thân người con dâu cũng không thực sự muốn được thụ tinh theo cách này. Cuối cùng, được sự tư vấn của bác sĩ, gia đình người chồng đã đồng ý hủy mẫu tinh trùng và giải phóng cho nàng dâu.
"Thực sự, làm nghề này rất phức tạp. Không thể tạo ra một con người chỉ vì ý muốn của một ai đó mà không phải bố hay mẹ đứa trẻ", bác sĩ thổ lộ.
Tiến sĩ Lâm cho biết thêm, ngân hàng tinh trùng ra đời từ nhu cầu hỗ trợ sinh sản ngày càng lớn, nên nguồn tinh trùng từ người hiến, vô danh vẫn là lớn nhất. Ở các nước phát triển, những trung tâm hỗ trợ sinh sản lớn đều có ngân hàng tinh trùng. Tại Mỹ và châu Âu, ngân hàng này hoạt động rất bài bản, đảm bảo đủ các yêu cầu như: có nguồn cung cấp thường xuyên, có kinh phí duy trì, phải hoạt động bình thường: nhận, sử dụng, trao đổi với các nơi khác.
Tại Việt Nam, chưa có nơi nào đủ tất cả các tiêu chuẩn này để được gọi là "ngân hàng tinh trùng" mà chủ yếu mới là các phòng lưu trữ tinh trùng đạt tiêu chuẩn.
Ông cho hay, các mẫu tinh trùng gửi tại đây được lưu giữ trong điều kiện nghiêm ngặt âm 196 độ bằng nitơ lỏng. Ở các nước trên thế giới, người ta cho rằng có thể lưu giữ tinh trùng 20 năm. Thực tế, từng có em bé được thụ tinh thành công từ tinh trùng được bảo quản tới 15 năm. Tuy nhiên, theo bác sĩ Lâm, tinh trùng được bảo quản tại ngân hàng tốt nhất trong vòng 5 năm, và chỉ nên gửi vào đây trong những điều kiện thật cần thiết, bởi không gì bằng con giống "tươi".
(Theo Minh Thùy // VnExpress)
Trở về