Khi gọi cấp cứu 115, nên thông báo đầy đủ và chính xác tình trạng của người bị nạn để nhận được khuyến cáo cần thiết; cung cấp tiền sử bệnh để bệnh viện có hướng xử lý.

Những đối tượng dễ bị stress do các đợt nóng bức cao là trẻ nhỏ, người già, người thừa cân, bị các bệnh mạn tính về tim mạch, hô hấp, thận...
->> Thức uống giải nhiệt
->> Lưu ý thói quen sinh hoạt những ngày nắng nóng
Khi cơ thể hấp thu một lượng nhiệt cao làm cho thân nhiệt nóng lên nhưng sự tỏa nhiệt lại kém nên không đáp ứng thích nghi được sẽ dễ dẫn tới những căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, khi phải đối diện với các đợt nóng bức cao, cần làm các việc cần thiết sau đây:
- Mặc quần áo mỏng, thoáng mát, thông khí và rộng.
- Đội mũ, nón che ánh nắng chiếu trực tiếp vào gáy, đầu; cần giảm thời gian lao động dưới ánh nắng trực tiếp, nên chuyển giờ lao động như làm việc sớm, nghỉ trưa dài, làm bù vào buổi chiều, buổi tối.
- Cần tạo những bóng râm che nắng có thông khí tốt.
- Nên bảo đảm việc tiết kiệm nước để có đủ nước sử dụng cho sinh hoạt hàng ngày. Mặc dù không có hiện tượng khát nước nhưng mỗi ngày cần uống khoảng từ 2 - 3 lít nước.
Nếu nhiệt độ quá nóng, dùng các khăn tẩm nước lạnh đắp vào người. Sử dụng các loại quạt mát tại nơi ở và nơi làm việc. Cần che chắn, chống nắng rọi vào nguồn nước dự trữ ở chum, lu, vại, bể chứa nước... để giữ cho nước mát và tránh nước bốc hơi, làm cạn nguồn nước dự trữ.
- Tránh tụ họp đông người ở nơi nóng bức. Chú ý bảo vệ sức khỏe cho các đối tượng như trẻ nhỏ, người già, người có các bệnh mạn tính.
- Không nên uống rượu, không ăn nhiều các loại thức ăn có chứa nhiều proteine, tránh ăn mặn.
- Khi dùng các dụng cụ điện như máy tính, máy điều hòa nhiệt độ, truyền hình, quạt điện... nên chú ý độ nóng của không khí cộng với nhiệt phát sinh của dụng cụ, thiết bị có thể làm hư hại máy móc, động cơ, thậm chí gây cháy nổ.
(Theo TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh // Dân trí)
Trở vềKhi gọi cấp cứu 115, nên thông báo đầy đủ và chính xác tình trạng của người bị nạn để nhận được khuyến cáo cần thiết; cung cấp tiền sử bệnh để bệnh viện có hướng xử lý.
Thời tiết mùa hè oi bức, nắng nóng gay gắt rất dễ khiến cơ thể rơi vào tình trạng say nắng hoặc say nóng. Cũng là hậu quả do thời tiết nắng nóng gây ra nhưng say nắng và say nóng khác nhau, nếu không hiểu đúng thì việc xử trí cũng sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. thanh nhiệt
Trong điều kiện lao động sinh hoạt của bà con sinh sống ở làng bản vùng núi rừng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa thường sống nhỏ lẻ, đường xá đi lại khó khăn nên khi gặp sự cố do các loại côn trùng cắn, đốt như ong, ve, bọ nẹt, sâu róm… nếu không được cứu chữa kịp thời dễ gây thương tổn cho sức khỏe nhiều khi còn nguy hiểm đến tính mạng.
Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved
Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.
Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)