Bác sĩ phụ sản qua... Facebook

  • Cập nhật : 03/10/2016

(Thoi su)

Nghề viết báo luôn khao khát phản ánh được đúng sự việc, con người, đặc biệt là con người. Có nhiều cách và tuyệt vời là được tin tưởng cho đọc nhật ký của nhân vật.

Nghề viết báo luôn khao khát phản ánh được đúng sự việc, con người, đặc biệt là con người. Có nhiều cách và tuyệt vời là được tin tưởng cho đọc nhật ký của nhân vật. Nhưng cũng phải thừa nhận, nhật ký thường đã “văn chương hóa”. Gần đây, để tìm hiểu về người thầy thuốc, tôi chú ý đọc trang Facebook của họ, một dạng nhật ký thật hơn nhật ký ghi chép bút giấy trước kia, phát hiện nhiều cảm xúc sâu kín. Xin giới thiệu nguyên văn Facebook của một bác sĩ (BS) phụ sản bạn tôi viết trong chỉ mấy ngày, cả giờ phút để qua đây có thể phần nào hiểu thêm người và nghề thầy thuốc.

Ngày 17/7/2016, lúc 21 giờ 22 phút

Chuyện bình thường ở phố huyện nhé, con trâu nó làm việc nhiều nó còn mệt nữa là BS cũng chỉ đơn thuần là một... con người, sức khỏe không phải vô biên.

Hôm nào rảnh tôi sẽ chụp hình cả một thau phân của bà đẻ để cả thế giới thưởng thức. Con chưa ra mà mẹ thì... ị một đống, thay 3 lần vẫn tiếp tục ị trong cái phòng vô trùng, mấy chị hộ lý hốt mệt nghỉ, nếu hốt không kịp thì bác sĩ ngửi thay nước hoa.

Có hôm người nhà thấy tốn tã quá thì chửi “ĐM mấy con hộ lý này nó ăn tã hay sao mà tốn thế” và thế là cứ ị xong, chị hộ lý túm lại đưa cho người nhà đếm, vạch ra đếm 2 cái thấy toàn phân với máu thì ông chồng ói ra mật xanh, mật vàng. Sướng đời chưa, tưởng nhân viên y tế sướng lắm.

Ngày 19/7/2016, lúc 23 giờ 43 phút

Chuyện nhầm lẫn này có thể xảy ra vì có cùng tính chất đau và cùng vị trí. Thân nhân bệnh nhân này không hiểu biết, lại nói giọng điệu vô ơn đối với người đã cứu cho vợ mình, đó là những loại người bạc tình bạc nghĩa. Còn nhà báo viết bài này gọi là viết láo, không tham khảo ý kiến chuyên môn, lại bươi móc chuyện xấu nào làm dẫn dụ. Sự việc nào có tính chất của việc đó. Gây kích động dư luận làm ảnh hưởng xấu màu áo trắng.

Ngày 20/7/2016, lúc 23 giờ 19 phút

Không biết làm sao để tôi gửi thông điệp này đến cặp vợ chồng trong bài báo này nhỉ? Hai ông bà làm ơn đừng có kiện cáo gì nữa, lý do làm sao thì tôi giải thích sau đây (đọc mà thấy tội nghiệp ông BS mổ quá, chỉ vì không giải thích gãy gọn mà làm khổ mình và có cớ cho báo chí nói lung tung).

Kính thưa, kính gửi, kính báo các facebooker. Trường hợp của bệnh nhân ở trên thì bệnh chính của chị này là có một cái u nang buồng trứng nó bị vỡ và chảy máu trong ổ bụng (theo như tôi được biết là khi mổ ra là đã có 300ml máu và máu vẫn đang chảy ra từ vết vỡ của cái u buồng trứng). Vấn đề là cho dù BS có chẩn đoán nhầm là viêm ruột thừa đi nữa thì chỉ định mổ vẫn đúng hoàn toàn 100%, vì nếu không mổ mà chuyển đi (theo ý người nhà) thì bệnh nhân có thể sẽ (hoặc đã) chết do shock mất máu trên đường vận chuyển, không nhất thiết u buồng trứng thì phải là bác sĩ sản mổ mà bác sĩ khoa ngoại tổng quát vẫn có thể mổ rất tốt. Nguyên tắc trong ngành y là nếu thấy bệnh nhân nguy cấp thì bằng mọi giá phải cứu bệnh nhân chứ không được phép chuyển đi đâu hết.

Vấn đề chẩn đoán nhầm ruột thừa viêm là vì lý do sau đây: 1/Ruột thừa thường là ở hố chậu phải mà u buồng trứng của chị này bị vỡ cũng nằm bên phải. Hai bệnh này cũng đều có dấu hiệu đau như nhau. 2/Bệnh nhân bị viêm ruột thừa thường bị nôn ói (u buồng trứng vỡ bị chảy máu cũng có thể nôn ói). 3/Viêm ruột thừa thường có dấu hiệu sốt, u buồng trứng nếu kèm theo một bệnh cảnh khác thì cũng có thể sốt.

Trên đây là 3 dấu hiệu trùng lặp rất dễ bị nhầm lẫn. Trong việc chẩn đoán thì thường có 2 mục. Một là chẩn đoán xác định: Ghi vào đó loại bệnh nào mà BS nghĩ đến nhiều nhất. Hai là chẩn đoán phân biệt: Ghi vào đó căn bệnh mà BS nghi ngờ bệnh nhân có thể có. Khi đi học thì thầy có nói “không có bệnh mà chỉ có người bệnh” điều đó nói lên rằng mỗi một người bệnh thì dấu hiệu khác nhau ít nhiều trên nền tảng những dấu hiệu chung cơ bản.

Còn vấn đề riêng của cái ruột thừa thì thường là nó nằm ở hố chậu bên phải, nhưng cũng có khi nó bị lạc chỗ nên nó nằm bên hố chậu trái, ở dưới gan, sau dạ dày... rất nhiều chỗ. Tại sao lại như vậy? Đó là do trường hợp đảo lộn phủ tạng trong thời kỳ còn là bào thai. Vì vậy mà có người có trái tim nằm bên phải lồng ngực (không biết các facebooker có nghe điều này bao giờ chưa?) Thêm nữa, bệnh tật là muôn hình vạn trạng, không ai giống ai cả, có những bệnh nhiều khi rất khó chẩn đoán, có những bệnh khám ấn một cái là chẩn đoán được ngay nhưng cũng có những bệnh hội chẩn cả bệnh viện mà không ra vì có những dấu hiệu không điển hình, không lẽ mổ bụng ra? Mà mổ bụng ra còn dễ hơn là bệnh nội khoa, nhiều khi gặp ca khó mà BS nghĩ cả đêm, trằn trọc không ngủ... Những điều đó bệnh nhân không thể biết được mà chỉ nhìn thấy bề nổi mà thôi...

thay thuoc nghi tai benh vien trong dem truc.

Thầy thuốc nghỉ tại bệnh viện trong đêm trực.

Qua tất cả những vấn đề tôi nêu ở trên thì có thể kết luận là BS đã làm đúng, cặp vợ chồng anh chị này không nên kiện cáo gì nữa mà ngược lại nên cảm ơn BS đã mổ cho chị thì đúng hơn vì nếu BS không mổ mà chuyển qua bệnh viện khác thì có khi chị đó giờ này không còn ngồi đây nữa rồi. Làm ầm ĩ lên có khi ông BS này nản mà bỏ việc luôn, tội nghiệp. Chính bản thân tôi nhiều khi cũng muốn bỏ nghề cho rồi vì cái nghề này nó bạc lắm, chỉ có người trong nghề mới biết. Còn cố lết theo nghề chỉ vì nếu bỏ thì không biết làm gì khác, hai nữa là quá tiếc công học vất vả, tốn kém trong 10 năm trời, ba là vẫn còn nhiệt huyết và an ủi rằng... ừ thì không phải bệnh nhân nào cũng thế.

Ngày 22/7/2016, lúc 2 giờ 19 phút

Báo cáo các bác. Bây giờ là 2 giờ 05 phút sáng. Tôi mới mổ xong một ca giống ca ở Cần Thơ. Không biết ngày mai có bị kiện không nữa (!?) Bệnh nhân vào viện trong tình trang shock mất máu, da tái mét, vã mồ hôi, ị luôn ra quần thối um. Ông chồng thì mặt đỏ gay toàn hơi rượu luôn miệng hỏi mổ thì có chắc chắn cứu được không. Ô hay, còn nước thì còn tát chứ ở đó mà hỏi gì nữa?

Sau khi lấy máu xét nghiệm và truyền dịch thì chỉ kịp vơ lấy cái bìa bệnh án và vài tờ giấy chứ không kịp viết chữ nào, đẩy luôn vào phòng mổ trong 5 phút, mổ ra máu ngập bụng, hút chút xíu nhìn cái bình 2 lít đầy ắp, bây giờ thì đã mổ xong và đang truyền bịch máu thứ ba. Chỉ cần chậm 10 phút nữa là... xong một kiếp người. Ca này là ca nặng nhất mà tôi từng gặp. Hú vía. Mổ xong xuống thấy ông chồng đang nằm trên ghế ngáy o o. Chưa kịp hỏi lúc nãy đi đến viện bằng cách nào khi chồng thì say xỉn còn vợ thì mềm nhũn như thế.

Ngày 22/7/2016, lúc 23 giờ 35 phút

Tôi kể chuyện sản phụ khoa, các bác đọc đừng có nghĩ tục đấy nhé. Sáng nay có cô bị sẩy thai, tôi đội mũ, đeo khẩu trang kín mít, chuẩn bị làm thủ thuật, bệnh nhân nằm cởi truồng trên bàn, cầm 200 nghìn đưa qua háng: BS cầm tiền đi uống cà phê rồi làm cho em nhè nhẹ tí. Tôi bảo em cất đi, đừng có đưa tiền xuống đây, tiền nó bẩn mà tôi thì trải khăn vô trùng rồi, vi khuẩn nó rớt xuống đây coi chừng em bị nhiễm trùng. Cô ấy không nghe, cứ nhất quyết bảo tôi cầm và kèm theo câu bác sĩ cầm tiền rồi làm nhẹ tí. Tôi nói có tiền hay không có tiền thì mức độ đau cũng như nhau thôi, không phải có tiền là nó không đau, em cất tiền đi, tôi đã gây tê cho em rồi.

Cô ấy vẫn nhất quyết đưa, tôi bực mình lột bỏ găng kéo khẩu trang ra. Em nhìn mặt tôi đi, có xấu lắm không? Dạ, bác sĩ không xấu. Thế nhìn mặt tôi có vô lương tâm lắm không? Dạ không. Vậy tại sao em cứ đưa tiền cho tôi? Nếu tôi cầm tiền rồi mới làm nhẹ cho em thì tôi là loại người không ra gì hả, em coi thường tôi vừa thôi chứ? Dạ bác sĩ thông cảm, em mới từ ngoài Bắc vào, ở ngoài đó ở đâu cũng thế, BS thông cảm vì em không biết.

Xin lỗi các đồng nghiệp đồng hương của tôi, tôi không nói thêm đâu nhé, cũng không có ý gì, chỉ kể chuyện tôi gặp sáng nay mà thôi. Nếu tôi nói có gì không phải xin được lượng thứ.

(Theo SKĐS)

 

Trở về

Chuyên trang phòng chữa bệnh

Bệnh Tim mạch - Máu

Bệnh cao huyết áp
Bệnh huyết áp thấp
Bệnh đột quỵ
Bệnh tim mạch vành
Xơ vữa động mạch
Nhồi máu cơ tim
Tai biến mạch máu não
Bệnh suy tim
Bệnh tim mạch
Bệnh thiếu máu
Bệnh máu nhiễm mỡ
Máu khó đông
Nhiễm trùng máu
Bệnh bạch cầu

Bệnh thận - tiết niệu

Bệnh tiểu đường
Bệnh suy thận
Bệnh sỏi thận
Bệnh viêm cầu thận
Viêm đường tiết niệu
Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh phổi – hô hấp

Bệnh viêm phổi
Hen phế quản
Viêm phế quản
Bệnh hen suyễn
Bệnh bạch hầu
Bệnh đường hô hấp

Bệnh Gan mật

Bệnh viêm gan B
Viêm gan C
Viêm gan A
Bệnh xơ gan
Bệnh suy gan
Gan nhiễm mỡ
Bệnh sỏi mật
Viêm túi mật

Bệnh dạ dày - Tiêu hóa

Bệnh đau dạ dày
Viêm loát dạ dày tá tràng
Viêm thực quản
Bệnh khó tiêu
Bệnh trĩ
Bệnh táo bón
Rối loạn tiêu hóa
Viêm đại tràng
Viêm ruột thừa

Bệnh ung thư

Ung thư gan
Ung thư phổi
Ung thư dạ dày
Ung Thư thận
Ung thư máu
Ung thư xương
Ung thư vòm họng
Ung thư thực quản
Ung thư thanh quản
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tá tràng
Ung thư tụy
Ung thư ruột
Ung thư đại tràng
Ung thư vú
Ung thư buồng trứng
Ung thư cổ tử cung
Ung thu tinh hoàn
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư da

Các loại bệnh khác

Bệnh sản khoa
Bệnh phụ khoa
Bệnh hiếm muộn
Bệnh nam khoa
Suy giảm miễn dịch
Sốt sốt huyết
Sốt rét
Sốt siêu vi
Sốt phát ban
Bệnh thương hàn
Bệnh sởi
Bệnh thủy đậu
Bệnh chân tay miệng
Bệnh đau bụng
Bệnh cảm cúm
Bệnh dịch hạch
Bệnh Rubella
Bệnh bại liệt
Rối loạn hệ miễn dịch
Bệnh rụng tóc
Bệnh hói đầu
Bệnh Down
Bệnh HIV-AIDS
Bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh gout
Bệnh viêm khớp
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa khớp
Thoát vị đĩa đệm
Viêm khớp dạng thấp
Bệnh phong thấp
Bệnh loãng xương
Bệnh gai cột sống
Bệnh đau lưng

Bệnh ngoài da

Bệnh nám da
Bệnh á sừng
Bệnh vảy nến
Bệnh chàm - Eczema
Bệnh mề đay
Bệnh da liễu
Bệnh hoa liễu
Bệnh vàng da
Bệnh mụn trứng cá
Bệnh giời leo – Zona
Bệnh nấm da
Viêm da thần kinh
Viêm da dị ứng

Bệnh răng hàm mặt

Sâu răng
Bệnh nha chu
Nhiệt miệng
Bệnh hôi miệng
Bệnh răng hàm mặt

Bệnh Tai mũi họng

Viêm xoang
Viêm họng
Viêm tai giữa
Chảy máu cam
Khiếm thính
Viêm mũi dị ứng
Viêm thanh quản
Viêm Amidan
Bệnh quai bị
Bệnh tai mũi họng

Bệnh về mắt

Cận thị
Viễn thị
Loạn thị
Lão thị
Khiếm thị
Tăng nhãn áp
Đau mắt đỏ
Đau mắt hột
Bệnh về mắt

Đầu não - Thần kinh

Bệnh đau đầu
Bệnh trầm cảm
Bệnh mất ngủ
Bệnh động kinh
Bệnh dại
Rối loạn tiền đình
Thiên đầu thống
Bệnh tự kỷ
Say tàu xe
Viêm màng não
Bại não
Tâm thần phân liệt
Rối loạn tâm thần
Rối loạn hành vi
Rối loạn nhân cách
Mất trí nhớ
Hoang tưởng ảo giác
Suy giảm trí nhớ
Stress - Căng thẳng
Mộng du
Ngất xỉu
Nói lắp
Chứng nghiện rượu
Bệnh Alzheimer
Bệnh Parkinson
Bệnh tâm thần
Bệnh thần kinh
Tăng động giảm chú ý
Run tay chân
Tinsuckhoe.com- Ads demo
tin suc khoe

Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved

Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.

Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)

Toàn bộ hệ thống được vận hành trên nền CIINS    
Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn