Y học cổ truyền có chữa được bệnh ung thư không?

  • Cập nhật : 06/06/2017

Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đọc đã gửi đến báo Sức khỏe&Đời sống nhờ các chuyên gia giải đáp trong chương trình “Chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền” diễn ra sáng ngày 7/10/2016.

Phải nói thêm rằng, y học cổ truyền ở đây là y học cổ truyền chân chính… chứ không phải là các bài thuốc lá lẩu, thuốc nam không rõ nguồn gốc xuất xứ khiến người bệnh “tiền mất tật mang”.

cac chuyen gia trong chuong trinh truyen hinh truc tuyen 'chua benh theo phuong phap y hoc co truyen'.

Các chuyên gia trong chương trình truyền hình trực tuyến 'Chữa bệnh theo phương pháp y học cổ truyền'.

Khống chế ung thư bằng y học hiện đại, sau đó mới dùng đến YHCT

Không ít độc giả bày tỏ băn khoăn rằng, nếu dùng hóa trị, xạ trị thì bệnh nhân ung thư dễ gặp tác dụng phụ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tâm lý người bệnh. Trong khi đó, nhiều người đã sử dụng các bài thuốc nam chữa các loại ung thư, vậy điều này có nên hay không? Trả lời vấn đề này, TS. Phùng Tuấn Giang, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam cho rằng, người dân nên lựa chọn phương pháp của y học hiện đại để khống chế bệnh trước, sau đó duy trì và tăng cường thể trạng bằng phương pháp YHCT thì sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Các bài thuốc của YHCT có mục tiêu làm giảm tác hại của hóa xạ trị, tăng cường thể trạng, tăng cường miễn dịch, hạn chế di căn xa, kiểm soát khối u rất tốt. Sau khi điều trị hóa trị, xạ trị, người dân có thể tìm đến YHCT để điều trị củng cố sức khỏe, phối hợp với y học hiện đại để giúp người bệnh chữa bệnh một cách tốt nhất.

duy tri va tang cuong the trang benh nhan ung thu bang phuong phap yhct dem lai hieu qua tot. anh minh hoa.

Duy trì và tăng cường thể trạng bệnh nhân ung thư bằng phương pháp YHCT đem lại hiệu quả tốt. Ảnh minh họa.

Hiện nay có nhiều cơ sở y tế, duy trì và tăng cường thể trạng bằng phương pháp YHCT cho bệnh nhân sẽ đem lại hiệu quả rất tốt. Các bài thuốc chữa được ung thư chỉ được lưu truyền trên mạng, thậm chí nhiều nơi người ta đồn thổi về hiệu quả chữa bệnh, nhưng thực tế là nhiều người bệnh đã bị mất tiền oan, mà bệnh thì không khỏi. Vấn đề đặt ra là khi nào chúng ta nên đi điều trị bệnh bằng phương pháp YHCT, và người bệnh nên tìm đến đâu để không bị “tiền mất tật mang”? Giải đáp về vấn đề này, TS. Trần Thái Hà, Trưởng khoa Châm cứu xoa bóp dưỡng sinh, BV Y học cổ truyền Trung ương cho biết, đây là băn khoăn của rất nhiều người bệnh vì trong thời buổi bùng nổ thông tin như hiện nay thì các thông tin được chia sẻ trên mạng rất nhiều. Chính vì vậy cộng đồng cũng không phân biệt được đâu là thông tin thực, đâu là thông tin ảo, đâu là thông tin mang tính PR, truyền thông. Với những phương pháp điều trị tốt thì thường ở những cơ sở uy tín, người bệnh tìm hiểu cũng biết rằng những lương y, bác sĩ điều trị cho mình phải được đào tạo cơ bản, bài bản nhất định. Sở dĩ YHCT song song tồn tại được với y học hiện đại vì nó có những giá trị chân thực trường tồn và vì nó có giá trị điều trị tốt.

“Tuy nhiên chúng ta cũng không thể phụ thuộc theo quảng cáo được và tôi muốn các bạn hãy tìm đến những thầy thuốc, lương y, bác sĩ, những người có kiến thức YHCT, có trình độ, được đào tạo cơ bản, bài bản, được công nhận, chứng nhận. Do đó phải là những cơ sở điều trị uy tín như các bệnh viện YHCT, các phòng khám YHCT và các trung tâm tư nhân thì cũng phải là những nơi được Bộ Y tế, Sở Y tế quản lý, cấp phép. Có cơ sở pháp lý, có đơn vị chủ quản như vậy thì y đức và trình độ chuyên môn của những người thầy thuốc điều trị cho các bạn mới đảm bảo an toàn và hiệu quả”- TS. Hà khuyến cáo.

Cần đánh giá chi tiết trên từng bệnh nhân ung thư

Độc giả Vũ Ngọc (Bắc Giang) có hỏi: Mẹ tôi bị ung thư gan, viêm gan B, hiện đang điều trị tại BV. Nghe một số người mách bảo, mẹ tôi có uống thêm cả thuốc đông y từ gần 1 tháng nay, tuy nhiên bệnh của mẹ tôi không đỡ mà có dấu hiệu nặng thêm. Liệu có phải do tác dụng phụ của thuốc đông y mẹ tôi đang dùng hay không? TS. Giang giải đáp: Hiện nay, ung thư gan trên nền xơ gan, tiền sử viêm gan B là bệnh thường gặp. Hầu hết do phát tác của virus viêm gan b gây bệnh. Mẹ bạn đang điều trị thuốc tây mà uống thêm thuốc đông y thấy xuất hiện các triệu chứng như hiện nay thì bạn cần cân nhắc thật kỹ, xem có đúng tác dụng phụ của thuốc đông y hay không. Chất lượng thuốc đông y rất đáng lưu tâm, mỗi năm chúng ta nhập khẩu từ 70.000 - 100.000 tấn thuốc, 80% thuốc đông y là thuốc nhập khẩu không rõ nguồn gốc. Vấn đề sử dụng thuốc an toàn cần phải xem xét kỹ, nhiều khi dùng trái thuốc rất nguy hiểm.

Trên thực tế: “Có những lúc nhiều khi trái thuốc/ Tại cả y lẫn dược đôi đường/ Y thì sử dụng trái phương/ Dược thì thuốc giả gian thương hoành hành/ Lại sao tẩm chưa tinh chưa thạo/ Thầy thuốc thì chỉ đạo buông xuôi/ Thầy một nẻo thuốc một nơi/ Làm thầy làm thuốc kịp thời xét suy”. Cho nên bạn cũng cần xem lại đã đến đúng cơ sở chưa, thuốc đã đúng chưa, việc phối hợp giữa YHCT và y học hiện đại đã đúng chưa, và nhất thiết phải đến cơ sở y tế uy tín để được điều trị.

benh nhan dieu tri benh bang yhct va y hoc hien dai deu can co su tu van cua thay thuoc. anh minh hoa.

Bệnh nhân điều trị bệnh bằng YHCT và y học hiện đại đều cần có sự tư vấn của thầy thuốc. Ảnh minh họa.

Bàn luận thêm về vấn đề này, TS. Hà cho rằng, có những ung thư gan phát triển nguyên phát, có những ung thư trên nền viêm gan B hoặc trên nền xơ gan. Bạn cần biết rõ bản thân bệnh lý ung thư gan là bệnh diễn biến xấu, tiến triển phức tạp và điều trị kiểm soát khó, cần xem trường hợp nặng thêm là do sử dụng thuốc đông y không đúng cách hay diễn tiến bệnh nặng thêm. Muốn vậy mẹ bạn cần được khám và điều trị chuyên sâu. Thuốc đông y cần kiểm soát nguồn gốc thuốc. Tại BV YHCT Trung ương hiện điều trị khoảng 100 bệnh nhân ung thư/ngày; rất thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng này, dùng thuốc phải đúng, kết hợp với YHHĐ như thế nào cho phù hợp và chất lượng thuốc phải đảm bảo.

Cũng nói về vấn đề chữa ung thư gan, TS. Giang cho biết, với gan, có 35 tỷ tế bào, khả năng tái tạo của tế bào gan rất tốt, hầu hết người bị ung thư gan không biết mình bị bệnh, có người khối u  6-7 cm mà không thấy đau. Tuy nhiên việc điều trị ung thư gan có thể cho kết quả tốt với người này nhưng lại chưa tốt với người kia. Chúng ta cần có tư vấn chi tiết, đánh giá và cho phác đồ điều trị với mỗi bệnh nhân để điều trị hiệu quả bệnh. Do đó nhất định cần có sự tư vấn của thầy thuốc.

Giữ tinh thần lạc quan là quan trọng

Một bạn đọc bị ung thư phổi giai đoạn 2A có hỏi về thông tin “đun nước lá đu đủ uống có thể làm nhỏ khối u và tiêu diệt ung thư” ?. TS. Giang tư vấn, theo kinh nghiệm dân gian, lá đu đủ có tác dụng kiểm soát sự phát triển của tế bào ung thư. Lấy từ 50g - 80g lá tươi hoặc 20g lá khô cộng với một củ sả để làm tăng tác dụng của lá đu đủ, sắc uống hàng ngày.

“Bạn đang ở giai đoạn 2A, tôi nghĩ khối u trên 3cm, có thể xẹp phổi do khối u chèn ép tiểu khí quản, có hạch, tổn thương màng phổi, nhưng chưa di căn xa. Bạn cần xem lại xem có nên phẫu thuật hay không, tùy thuộc vào vị trí khối u. Với YHCT có mục tiêu hàng đầu là sự sống của người bệnh, kiểm soát bệnh toàn diện, hạn chế di căn gần, di căn xa. Dùng thuốc xả độc khí huyết phủ tạng, tăng cường miễn dịch cho người bệnh, có thể dùng châm cứu, đưa năng lượng nội sinh đến vùng bệnh giống điều trị nhắm đích của tây y, đưa thuốc đến vùng cần chữa. Phương pháp thứ 3 là ăn uống, đảm bảo đủ chất chống đỡ bệnh tật, tăng cường sức khỏe, kiềm hóa cơ thể, tái tạo mạch máu đủ máu để nuôi tế bào, chống di căn, tái phát. Cuối cùng là tinh thần của người bệnh. Có 3 loại gen tiền ung thư, gen ung thư và gen kháng ung thư. Nếu người bệnh suy sụp về tinh thần gen kháng ung thư biến thành gen ung thư, nên tâm lý trị liệu rất cần thiết. Các thầy thuốc YHCT cũng cần làm tốt điều này để việc điều trị được hiệu quả”- TS. Giang phân tích thêm.

anh minh hoa.

Ảnh minh họa.

ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cũng nhấn mạnh đến yếu tố lạc quan, tinh thần thoải mái có tác dụng tốt cho bệnh nhân điều trị ung thư.

“Với các bệnh nhân có niềm tin vào thầy thuốc, đã có thể chữa khỏi 70-80% bệnh rồi” – ThS. Hải nói. Bên cạnh đó, bệnh nhân ung thư vẫn cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vì khi cơ thể khỏe mạnh, hệ thống miễn dịch tốt sẽ là "đội quân gác cổng” giúp ngăn chặn và phát hiện sớm các tế bào lạ. Cần ăn uống giàu chất dinh dưỡng, chống oxy hoá, gốc tự do bằng cách ăn các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin E, vitamin C, kẽm, selen,… có tác dụng tốt trong phòng ngừa ung thư, ở bệnh nhân ung thư sẽ giúp tăng cường sức đề kháng. Tăng cường sức đề kháng thì bệnh ung thư tiến triển chậm đi.

Dương Hải
Theo Suckhoedoisong.vn

Trở về
  • 11 loại bệnh chỉ cần dùng 1 củ hành chữa là khỏi1

    11 loại bệnh chỉ cần dùng 1 củ hành chữa là khỏi

    Theo nghiên cứu được ghi chép lại được sử dụng từ những năm trước công nguyên, củ hành được coi là thực phẩm có tính kháng viêm cao. Hành lại chứa rất giàu vitamin A, B, C và là một nguồn tiềm năng của acid folic, canxi, phốt pho, magiê, crom, sắt và chất xơ.

  • Kinh nghiệm chữa bệnh đường tiêu hóa bằng cây cỏ2

    Kinh nghiệm chữa bệnh đường tiêu hóa bằng cây cỏ

    E.Coli - thủ phạm gây viêm ruột, đại tiện ra máu và đau bụng đang gây chấn động châu Âu với gần bốn chục người chết và hơn ba nghìn người bị mắc bệnh. Ở nước ta, có nhiều loại cây có khả năng ức chế E.Coli và điều trị có hiệu quả bệnh đường tiêu hóa theo kinh nghiệm dân gian và đã được khoa học phân tích, chứng minh.

  • Đông y trị chứng hoa mắt chóng mặt3

    Đông y trị chứng hoa mắt chóng mặt

    Hoa mắt chóng mặt theo y học hiện đại là một triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau trong đó hay gặp là tăng huyết áp, hội chứng rối loạn tiền đình, thiếu máu, xơ cứng động mạch não...

Chuyên trang phòng chữa bệnh

Bệnh Tim mạch - Máu

Bệnh cao huyết áp
Bệnh huyết áp thấp
Bệnh đột quỵ
Bệnh tim mạch vành
Xơ vữa động mạch
Nhồi máu cơ tim
Tai biến mạch máu não
Bệnh suy tim
Bệnh tim mạch
Bệnh thiếu máu
Bệnh máu nhiễm mỡ
Máu khó đông
Nhiễm trùng máu
Bệnh bạch cầu

Bệnh thận - tiết niệu

Bệnh tiểu đường
Bệnh suy thận
Bệnh sỏi thận
Bệnh viêm cầu thận
Viêm đường tiết niệu
Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh phổi – hô hấp

Bệnh viêm phổi
Hen phế quản
Viêm phế quản
Bệnh hen suyễn
Bệnh bạch hầu
Bệnh đường hô hấp

Bệnh Gan mật

Bệnh viêm gan B
Viêm gan C
Viêm gan A
Bệnh xơ gan
Bệnh suy gan
Gan nhiễm mỡ
Bệnh sỏi mật
Viêm túi mật

Bệnh dạ dày - Tiêu hóa

Bệnh đau dạ dày
Viêm loát dạ dày tá tràng
Viêm thực quản
Bệnh khó tiêu
Bệnh trĩ
Bệnh táo bón
Rối loạn tiêu hóa
Viêm đại tràng
Viêm ruột thừa

Bệnh ung thư

Ung thư gan
Ung thư phổi
Ung thư dạ dày
Ung Thư thận
Ung thư máu
Ung thư xương
Ung thư vòm họng
Ung thư thực quản
Ung thư thanh quản
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tá tràng
Ung thư tụy
Ung thư ruột
Ung thư đại tràng
Ung thư vú
Ung thư buồng trứng
Ung thư cổ tử cung
Ung thu tinh hoàn
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư da

Các loại bệnh khác

Bệnh sản khoa
Bệnh phụ khoa
Bệnh hiếm muộn
Bệnh nam khoa
Suy giảm miễn dịch
Sốt sốt huyết
Sốt rét
Sốt siêu vi
Sốt phát ban
Bệnh thương hàn
Bệnh sởi
Bệnh thủy đậu
Bệnh chân tay miệng
Bệnh đau bụng
Bệnh cảm cúm
Bệnh dịch hạch
Bệnh Rubella
Bệnh bại liệt
Rối loạn hệ miễn dịch
Bệnh rụng tóc
Bệnh hói đầu
Bệnh Down
Bệnh HIV-AIDS
Bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh gout
Bệnh viêm khớp
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa khớp
Thoát vị đĩa đệm
Viêm khớp dạng thấp
Bệnh phong thấp
Bệnh loãng xương
Bệnh gai cột sống
Bệnh đau lưng

Bệnh ngoài da

Bệnh nám da
Bệnh á sừng
Bệnh vảy nến
Bệnh chàm - Eczema
Bệnh mề đay
Bệnh da liễu
Bệnh hoa liễu
Bệnh vàng da
Bệnh mụn trứng cá
Bệnh giời leo – Zona
Bệnh nấm da
Viêm da thần kinh
Viêm da dị ứng

Bệnh răng hàm mặt

Sâu răng
Bệnh nha chu
Nhiệt miệng
Bệnh hôi miệng
Bệnh răng hàm mặt

Bệnh Tai mũi họng

Viêm xoang
Viêm họng
Viêm tai giữa
Chảy máu cam
Khiếm thính
Viêm mũi dị ứng
Viêm thanh quản
Viêm Amidan
Bệnh quai bị
Bệnh tai mũi họng

Bệnh về mắt

Cận thị
Viễn thị
Loạn thị
Lão thị
Khiếm thị
Tăng nhãn áp
Đau mắt đỏ
Đau mắt hột
Bệnh về mắt

Đầu não - Thần kinh

Bệnh đau đầu
Bệnh trầm cảm
Bệnh mất ngủ
Bệnh động kinh
Bệnh dại
Rối loạn tiền đình
Thiên đầu thống
Bệnh tự kỷ
Say tàu xe
Viêm màng não
Bại não
Tâm thần phân liệt
Rối loạn tâm thần
Rối loạn hành vi
Rối loạn nhân cách
Mất trí nhớ
Hoang tưởng ảo giác
Suy giảm trí nhớ
Stress - Căng thẳng
Mộng du
Ngất xỉu
Nói lắp
Chứng nghiện rượu
Bệnh Alzheimer
Bệnh Parkinson
Bệnh tâm thần
Bệnh thần kinh
Tăng động giảm chú ý
Run tay chân
Tinsuckhoe.com- Ads demo
tin suc khoe

Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved

Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.

Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)

Toàn bộ hệ thống được vận hành trên nền CIINS    
Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn